Kiến trúc kinh thành Huế trong phong thủy, Theo lẽ tự nhiên, kiến trúc kinh thành phải là một mẫu mực theo thuật phong thủy bởi lẽ việc lựa chọn địa điểm và xây dựng thành ấp của vua chúa là hết sức quan trọng, sao cho đó phải là nơi hội tụ của long mạch.
Chính vì vậy tổng thể kinh thành Huế đựơc đặc trong khung cảnh bao la đất rộng và núi cao đẹp, minh đường lớn, và sông uống khúc rộng. Cụ thể tiền án của kinh thành là núi Ngự Bình Sơn cao hơn 100m. đỉnh bằng phẳng dáng đẹp, cân phân nằm giữa vùng đồng bằng. Hai bên là cồn Hến và cồn Dã Viên làm tả Thanh Long, hửu Bạch Hổ trong thế rồng chầu hổ phục tỏ ý tôn trọng vu’o’ng quyền. Minh dường thủy tụ là khúc sông Hu’o’ng rộng nằm dài giữa hai cồn cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho đô thành.
Do quan niệm”Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ” (Kinh Dịch – Thiên tử phải quây mặt về hướng nam để cai trị thiên hạ) nhưng đồng thời phải tận dụng đựơc thế đất đẹp nên kinh thành và các công trình trong nó đựơc bố trí đối xứng qua trục Dũng đạo quay mặt hơi chếch về hướng Ðông – Nam một góc nhỏ nhưng vẫn giữ đựơc tư tưởng chính của thuyết phong thủy. Ðây là cách sáng tạo và linh hoạt của người quy hoạch trong việc vận dụng thuyết phong thủy.
Mặt khác, phong thủy không chỉ xem hướng công trình mà nó cần ảnh hưởng sâu vào bố trí nội thất, vào các bộ phận và kế cấu trong công trình như chiều dài, rộng, cao, các cột, cửa… ví dụ như các bộ phận của Ngọ Môn đều có những con số theo nguyên tắc của dịch họư các con số 5, số 9, số 100. Năm lối đi vào Ngọ Môn tựơng trưng cho Ngủ Hành, trong đó lối vua đi thuộc hành thổ, màu vàng. Chính bộ mái của lầu Ngủ Phụng biểu hiện con số 5 và 9 trong hào Cửu Ngủ ở Kinh Dịch, ứng với mạng thiên tử. Một trăm cột là là tổng của các con số Hà Ðồ (55) và lạc thư (45)… Các con số nầy ta lại gặp ở tas5i sân Ðại Triều Nghi với 9 bậc cấp ở phần sân dưới và 5 bậc cấp ở phần sân trên. Trên mỗi mái của điện Thái Hòa đều đựơc đắp nổi 9 con rồng trong các tư thế khác nhau, và trong nội thất cũng tu’o’ng tự. Ðó là chưa kể đến các con số liện quan đến chiều cao các cửa mà khó có thể liệt kê hết ra ở đây.
Về vị trí và phong thủy của kinh thành Huế, các sử quan Triều Nguyễn đã nhận xét, mà có thể nói, như một bản “Luận chứng kinh tế kỹ thuật”: “Kinh sư là nơi miền núi miền biển đều hợp về, đứng giữa miền nam miền bắc, đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng; đường thủy thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ thì có Hoành Sơn, ải Hải Vân ngăn chận; sông lớn giữ phía trước, núi cao giữ phía sau, Rồng cuốn Hổ ngồi, hình thể vững chãi, ấy là do trời đất xếp đặt, thật là thựơng đô của nhà vua”