Nhận thức phong thủy theo khía cạnh hiện đại, Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên cách nhìn phiến diện đối với phong thủy do từ sau khi triều Đường “an sử chi loạn”, bí quyết địa lý bị chôn vùi, hơn nữa lòng người xảo trá, thế phong nhật hạ.
Thế nhân tồn tại nhiều thành kiến đối với phong thuỷ học, họ đơn giản cho rằng phong thuỷ học chỉ là cặn bã của văn hoá cổ đại, là mê tín phong kiến. Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên cách nhìn phiến diện này là từ sau khi triều Đường “an sử chi loạn”, bí quyết địa lý bị chôn vùi, hơn nữa lòng người xảo trá, thế phong nhật hạ. Những người có đức tích thiện thì không được phép lên tiếng; Nhiều người bất học vô thuật, thất đức bại hạnh thì mua danh chuốc tiếng, mồm mép tép nhảy, chỉ điểm lung tung; Lại có những người có học nhưng vô đức thì a dua nịnh bợ cầu phú quý. Thế là phong thuỷ địa lý hiệu nghiệm có, không hiệu nghiệm cũng có, thậm chí con đường cứu nhân độ thế bị biến thành hại nhân loạn thế, làm cho nhiều người nghi hoặc
mà từ bỏ phong thuỷ.
Mặt khác, ảnh hưởng của nhân tố chính trị đối với phong thuỷ học cũng rất sâu xa. Lịch sử phong thuỷ học đều chịu ảnh hưởng của chính trị, đặc biệt là trong thời đại phong kiến, đế vương và những người có dã tâm chính trị đi củng cố sự nghiệp chính trị, thế là họ bắt tay nhau về tư tưởng, bãi truật bách gia, độc tôn kinh học, tuyên dương đạo Khổng Mạnh, thiết lập chế độ khoa cử, làm chi các trí sĩ thiên hạ vì công danh lợi lộc mà cả đời chỉ vùi đầu vào học hành thi cử, dốc lòng cho triều đình. Làm như vậy, tuy đạt được mục đích trói buộc tư tưởng các trí sĩ, nhưng cũng cản trở sự phát triển của rất nhiều tư tưởng học thuật. Như vậy có thể nói, đây là một bi kỵch trong lịch sử phát triển tư tưởng văn hoá Trung Quốc.
Các sĩ phu, đại phu thời cổ đại, họ đã đọc sách “Càn Lộc Thư” từ khi còn trẻ nên tư tưởng của họ đã bị che phủ. Sau khi thi đỗ khoa cử, được phong làm quan, để duy trì thân phận và địa vị mà họ dốc sức công kích những tác phẩm không phù hợp với tư tưởng phong kiến chính thống. Phong thuỷ địa lý là một loại thuật số, đương nhiên cũng nằm trong danh sách bị bài trừ của các sĩ đại phu. Cho dù có người nghiên cứu hoặc công nhận nó, họ cũng không tình nguyện hay có thể nói là không dám công khai biểu lộ sự ủng hộ này.
Thời cổ đại những người đi sâu nghiên cứu phong thuỷ học phần lớn là những kẻ sĩ có số phận long đong lận đận, thi không đỗ khoa cử hoặc là những trí sĩ thanh cao không có hứng thú với chính trị (Từ đời Hán trở lại, những đại học giả nghiên cứu phong thuỷ có: Trương Hoành, Vương Cảnh, Quách Phác, Dương Quân Tùng, Túc Cát, Lý Thuần Phong, Xương Tài, Nhất Hành, Vương Chu, Chu Hi, Sái Nguyên Định, Lưu Cơ, Vương Dương Minh, Tướng Đại Hồng, Ngụy Nguyên, Ông Đồng…), song số lượng nhân sĩ này không nhiều, cũng rất ít người đi theo nghiệp phong thuỷ. Tuyệt đại bộ phận
những người đi theo nghiệp phong thuỷ địa lý là các thuật sĩ giang hồ không được học qua sách vở hoặc đọc sách rất ít.
Cách nhìn nhận của thế nhân về phong thuỷ có thể chia làm 3 loại:
1. Cho rằng phong thuỷ học là phương thuật kỳ diệu và hoàn toàn tin tưởng.
2. Không tin phong thuỷ nhưng tin “thiên mệnh”. Họ cho rằng tốt hay xấu đều là do ông trời sắp đặt từ trước. Hoặc cho rằng phúc nhân cư phúc địa, chỉ cần không làm những việc xấu hổ với lương tâm, hành thiện tích đức, tự nhiên sẽ có phong thuỷ tốt, đâu cần phải đi cầu cứu? Tất cả đều thuận theo tự nhiên.
3. Hoàn toàn không tin, họ cho rằng căn bản không có phong thuỷ.
Với ba loại người trên đều không có nhận thức và nghiên cứu về phong thuỷ học, cũng không thể tự mình nắm bắt được sự tốt xấu của phong thuỷ.