Find the latest bookmaker offers available across all uk gambling sites www.bets.zone Read the reviews and compare sites to quickly discover the perfect account for you.
Home / Trang trí nhà / Bể cá cảnh / Thiết kế bể cá nuôi cá hề

Thiết kế bể cá nuôi cá hề

198-ca-he-3

Thiết kế bể cá nuôi cá hề, Cá Hề là tên gọi nôm na của các loài cá Khoang cổ, bể cá cảnh không đắt tiền nhưng một bể không thể thiếu một vài chú cá Hề bởi chúng có màu sắc sặc sỡ

Chúng không thuộc loại quý hiếm, không đắt tiền nhưng một bể không thể thiếu một vài chú cá Hề bởi chúng có màu sắc sặc sỡ, nấp trong bụi Hải quỳ tạo nên một sự kết hợp sinh động và đẹp mắt.

Vì sao chúng lại có tên là cá Hề? Bởi ngoài bộ cánh sọc sặc sỡ như những chú hề, chúng còn rất “vui tính”. Những con nhỏ hầu như không bao giờ bơi chậm hoặc đứng yên. Chốc chốc chúng lại ngúc ngắc cái đầu theo chiều dọc. Trông chúng cứ nhô lên, trụt xuống liên hồi cứ như đang muốn chọc cười ai đó. Theo một nghiên cứu của trường Đại học Liege Bỉ thì cử chỉ này chính là phương cách giao tiếp của cá Hề. Đặc biệt là khi muốn thể hiện “tình yêu” với “bạn gái” hoặc sự tức giận, “ghen tuông” với kẻ xâm lăng. Trong lúc giao tiếp chúng phát ra 5 tiếng lách cách mỗi giây và tiếng kêu này phóng to lên nghe như tiếng gõ cửa hoặc tiếng hai hàm răng va vào nhau khi rét.

Nhắc đến cá Hề không thể không nhắc đến Hải quỳ. Sống cộng sinh với Hải quỳ là một khả năng đặc biệt của cá Hề. Hải quỳ được xem như là “tổ ấm” của cá Hề. Trong khi xúc tu của Hải quỳ có thể gây tê liệt cho các loài cá khác thì cá Hề lại thường nằm trên cơ thể Hải quỳ và sử dụng một phần chất dinh dưỡng từ những xúc tu của Hải quỳ. Cá Hề cùng “chia sẻ” nguồn thức ăn với Hải quỳ, ngược lại Hải quỳ dùng xúc tu gây tê liệt làm vũ khí chống lại kẻ địch cho cá Hề. Trong môi trường tự nhiên, cá Hề khó có thể tồn tại và sinh sôi nếu không có Hải quỳ. Vì vậy mới có giai thoại cá Hề có thể tìm đường về nhà, bởi ngay sau khi rời tổ vì bất cứ lý do gì, chúng đều phải tìm về tổ Hải quỳ để ẩn nấp, nếu không muốn bị ăn thịt.

Cá Hề thuộc nhóm cá lưỡng tính với giới tính đực có trước. Điều này có nghĩa là tất cả các cá Hề nhỏ đều là con đực, đến một kích thước nào đó và gặp điều kiện thích hợp thì chúng sẽ chuyển giới tính thành cá cái. Ví như khi con cái bị chết hoặc biến mất vì một lý do nào đó, con đực thành thục sinh dục lớn nhất trong đàn sẽ chuyển đổi giới tính để trở thành con cái. Con đực lớn thứ hai sẽ nhanh chóng phát triển thành con đực thành thục sinh dục và kết cặp với con cái đó. Theo một nghiên cứu khác của các nhà khoa học, trong 1 tổ cá Hề, chỉ có 1 con cái duy nhất và là con lớn nhất làm “nữ hoàng” cai trị. Ngay sau khi “nữ hoàng băng hà” thì con đực lớn nhất sẽ nhanh chóng biến thành cá cái để lên ngôi “nữ hoàng”. Vì vậy có thể nói cá Hề rất “tôn thờ” “phụ nữ” và đặc biệt “thích” chuyển đổi giới tính để được thành “phụ nữ”.

Cá Hề đầu đàn rất hung hăng với kẻ xâm lăng. Thấy thợ lặn, con đầu đàn liền xông ra, và những con khác cũng nhất loạt tấn công. Theo nghiên cứu  cá Hề rất “chung tình”. Con đực luôn luôn ở bên cạnh con cái. Con đực đảm nhận việc chọn địa điểm, dọn sạch rong tảo và rác bẩn bằng miệng để tạo nên “tổ ấm”. Trật tự trong đại gia đình cá Hề được “thu xếp” rất chặt chẽ, con cá nhỏ sẽ luôn ép xác để không lớn bằng con lớn khác trong tổ, kiểu “xếp hàng”. Và khi con đầu đàn chết, hoặc biến mất, con lớn nhì sẽ lớn nhanh như thổi để có thể thay vị trí. Đây là lời giải thích vì sao cá hề có thể sống “tứ đại đồng đường”.

Theo_Sưu Tầm

Kiểm tra

Cách chọn mua cá dĩa cho hồ cá cảnh

Các tiêu chí giúp bạn chọn mua được chú Cá Dĩa đẹp và khỏe mạnh ...