cây cảnh văn phòng hấp thu khí độc: Cỏ mệnh môn/Lục thảo trổ; Thiết mộc lan, Vạn niên thanh leo, Vạn niên thanh rủ, Môn trường sinh
Danh sách này gồm các loài thực vật, hoa cây cảnh do Trung tâm không gian NASA sưu tầm trong quá trình nghiên cứu làm trong sạch không khí. Quá trình lọc không khí đóng một vai trò quan trọng trong các trạm không gian ngoài trái đất. Vì các cuộc thám hiểm trong không gian dài hạn không thể đem theo một số lượng lớn không khí dùng cho các phi hành gia. Do đó, trung tâm không gian NASA nghiên cứu các loài thực vật ngoài khả năng quang hợp còn có khả năng lọc và tiêu hủy các khí độc như benzene, formaldehyde và trichloroethylene. Trong danh sách trên, có một số loại được dùng làm cây cảnh văn phòng, cây cảnh trồng trong nhà khá phổ biến hiện nay như:
1.Cỏ mệnh môn/Lục thảo trổ:
Đây là một loài thực vật lọc khí thuộc Agavaceae, có nguồn gốc từ Nam Phi các loài nằm trong chi Chlorophytum là các loài thực vật được trồng trong nhà khá phổ biến. Giống hay được trồng là lục thảo trổ (Chlorophytum comosum ‘Variegatum’), là giống có một hoặc hai dải màu trắng hơi vàng chạy dọc theo chiều dài của lá, ngoài ra người ta cũng trồng các giống tự nhiên có lá màu xanh. Nó có khả năng hấp thụ Fomaldehyde (Là sản phẩm phụ sinh ra (rất ít) trong quá trình trao đổi chất của sinh vật, nó có thể được dùng trong các sản phẩm sinh hoạt con người như gỗ dán, thám, xốp cách điện, khí này được Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ phân loại như là chất có khả năng gây ung thư ở người và được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) coi là chất gây ung thư đã biết ở người).
2.Thiết mộc lan:
Thiết mộc lan hay phát lộc hoặc phất dụ thơm tên khoa học là: Dracaena fragrans, (đồng nghĩa: Dracaena deremensis) là một loài thực vật trong họ Tóc tiên (Ruscaceae). Nó là loài bản địa của vùng Tây Phi nhưng hiện nay được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi. Dracaena fragrans có các lá mọc thành hình nơ (hoa thị), bóng và sẫm màu, phiến lá có sọc rộng nhạt màu hơn và ngả vàng ở phần trung tâm. Nó là loại cây bụi phát triển chậm với các lá có thể dài tới 1 m (3 ft) và rộng 10 cm (4 inch). Khi trồng trong đất nó có thể cao tới 6 m (20 ft) nhưng sự phát triển bị hạn chế khi trồng trong chậu. Thiết mộc lan có hoa trắng-nâu tím với hương thơm, vì thế mà trong tên gọi khoa học có từ fragans (nghĩa là hương thơm). Cây có khả năng hấp thụ Fomaldehyde.
3.Vạn niên thanh leo, Vạn niên thanh rủ:
Vài loài trong chi Epipremnum (Ráy leo/ tràu bà/vạn niên thanh) có thân bò, là màu thanh kèm các đốm trắng hoặc vàng. Theo nghiên cứu của NASA có tác dụng hút được khí độc Fomaldehyde. Chúng có thể sống trong điều kiện ánh sáng yếu, rất phù hợp cho trang trí nội thất tại các điểm ánh sáng yếu như góc phòng, treo rủ trên tường hay góc tường cầu thang.
4.Môn trường sinh:
Các loài trong chi Dieffenbachia ở Việt Nam thường gọi là môn trường sinh, là cây có nguồn gốc rừng mưa nhiệt đới, sông dưới tán rừng rậm trong điều kiện thiếu ánh sáng, có ẩm độ cao. Cây có dáng hình mạnh khỏe, lá to, có thể có đốm đẹp mắt, có thể sống trong điều kiện trong phòng mà ánh sáng không đầy đủ. Tuy nhựa cây có chứa tỉnh thể Calcium Oxalate có thể gậy ngứa da, nhưng loài này lại có thể hút được khí độc Xylene và toluene (những khí độc mà nếu tiếp xúc lâu trong môi trường sống thì có thể gây mỏi cơ, lú lẫn).