Trong đời sống công nghệ hiện đại ngày nay không thể nào thiếu được các thiết bị điện và điện tử. Các hệ thống thiết bị điện phổ biến ở khắp các hộ gia đình, trong các thiết bị giải trí và trong nhà máy sản xuất.
Gần đây có rất nhiều vụ hỏa hoạn gây thiệt hại không nhỏ cho người dân, mà nguyên nhân chủ yếu là do chập cháy điện. Để khắc phục gần như hoàn toàn cháy do chập điện, chúng tôi xin đưa ra 9 điều cần biết khi lắp đặt hệ thống điện trong nhà. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Dây dẫn điện:
Trong nhà không được dùng dây dẫn trần mà phải dùng dây dẫn có bọc cách điện chất lượng tốt. Dây dẫn nếu sử dụng đi ngầm thì ít nhất phải có 02 lớp cách điện (hoặc là dây đôi, ba.. có sẵn 02 lớp cách điện hoặc là dây đơn có 01 lớp cách điện và phải luồn trong ống nhựa chống cháy)
2. Cỡ dây dẫn điện:
Trung tâm dạy nghề Văn Lang mách cho các bạn biết cỡ dây dẫn điện được chọn sao cho có đủ khả năng tải dòng điện đến các dụng cụ điện mà nó cung cấp, không được dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ vào các dụng cụ điện có công suất quá lớn để tránh gây hoả hoạn cháy nhà. Người sử dụng điện có thể tham khảo trong TCVN để ước lượng dòng điện tiêu thụ của các dụng cụ dùng điện trong nhà và chọn cỡ dây dẫn điện đúng tiêu chuẩn.
– Điều đặc biệt chú ý sau đây mà hầu như các công trình thường mắc phải là sự phối hợp giữa dây dẫn và thiết bị bảo vệ; nghĩa là khi ta chọn dây dẫn ngoài việc chọn cho phù hợp với phụ tải thì nhất thiết phải phối hợp với thiết bị bảo bệ sao cho trong mọi trưởng hợp thiết bị bảo vệ phải bảo vệ được cho dây dẫn không bao giờ bị nóng quá mức cho phép.
3. Lắp đặt dây dẫn trong nhà
Lắp đặt dây dẫn trong nhà thường đặt trên sứ kẹp, puli sứ hoặc luồn trong ống bảo vệ, ống này thường làm bằng nhựa.
– Khoảng cách giữa 2 sứ kẹp hoặc 2 puli sứ kề nhau không nên quá lớn, đảm bảo sao cho khoảng cách giữa dây dẫn và vật kiến trúc (tường, trần nhà…) không nhỏ hơn 10mm.
– Khi nối dây dẫn điện phải nối so le và có băng cách điện quấn ở ngoài mối nối (nhất là loại dây đôi).
– Đối với dây dẫn đi ngầm tường hoặc sàn thì chúng tôi mách bạn cách tốt nhất là luồn trong ống nhựa chống cháy và đặc biệt khi thi công thì phải thi công ống luồn dây trước sau đó mới luồn dây điện sau, làm như vậy để chắc chắc rằng dây dẫn không bị hỏng trong quá trình thi công và có thể thay thế dây dẫn bất cứ khi nào một cách dễ dàng.
4. Dây dẫn điện xuyên qua tường
Dây dẫn điện xuyên qua tường, mái nhà phải đặt trong ống sứ bảo vệ. Không được để nước mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống vào nhà.
Khoảng cách từ các sứ cách điện đỡ đầu dây dẫn điện vào nhà đến mái nhà không được nhỏ hơn 2m
5. Cầu dao điện (thiết bị bảo vệ), công tắc điện:
– Phải đặt ở vị trí thao tác dễ dàng, phía dưới không để vật vướng mắc, chỗ đặt phải rộng rãi và đủ sáng, bảo đảm khi cần thiết đóng, cắt điện được nhanh chóng, kịp thời.
– Được lắp trên bảng gỗ nhỏ, và được bắt chặt vào tường hay cột nhà, vị trí hợp lý nhất để gắn bảng gỗ là cách mặt đất khoảng chừng 1,5m.
– Phải có nắp che an toàn. Nắp che có tác dụng đề phòng tai nạn về điện khi ta vô ý va chạm vào và tránh tia hồ quang điện phóng ra khi đóng, cắt điện.
Đường dây chính trong nhà và mỗi đường dây phụ cũng như mỗi đồ dùng điện trong nhà phải đặt cầu chì bảo vệ loại có nắp che.
– Đặc biệt khi lựa chọn thiết bị bảo vệ (như aptomat, rơle nhiệt…) cần nhớ 01 nguyên tắc sau: mỗi thiết bị điện hay lộ cấp điện phải được bảo vệ ít nhất là 02 cấp, nghĩa là ngoài thiết bị bảo vệ trực tiếp chính còn có thiêt bị bảo vệ dự phòng (cấp 2). Như vậy khi chẳng may có sự cố chập điện mà thiết bị bảo vệ bị hỏng không hoạt động thì thiết bị bảo vệ cấp 2 sẽ tác động và sẽ loại trừ khả năng chập cháy.
6. Thiết bị chống dòng rò (chống giật) RCCB hay RCBO:
– Hiện nay thiết bị chống dòng rò (chống giật) rất phổ biến trên thị trường. Ngoài việc chống giật (nếu chẳng may ta chạm vào điều, thiết bị này sẽ tác động ngắt điện và bảo vệ ta khỏi điện giật – cực kỳ an toàn) thiết bị này còn bảo vệ dòng rò điện (dòng rò cũng là nguyên nhân gây cháy). Do vậy ngay từ khi thiết kế điện cần đưa thiết bị này vào trong thiết kế. Thiết bị chống dòng rò hiện nay chủ yếu là 15mA, 30mA…300mA, với dòng rò như vậy hoàn toàn an toàn cho con người và thiết bị.
– Một nguyên nhân gây cháy nữa chính là do rò điện, việc sử dụng công trình lâu dài sẽ gây ra hiện tượng rò điện tại các vị trí đấu nối như ổ căm, công tắc mà chúng ta khó có thể biết được. Một nghiên cứu của IEC và các tổ chức an toàn điện trên thế giới cho thấy rằng các dòng rò này dù rất nhỏ nhưng qua thời gian dài (có thể hàng trục năm) dần dần nó sẽ gây ra hoản hoạn.
– Các công trình hiện nay thường đều không lắp đặt các thiết bị chống dòng rò, một phần do chủ đầu tư cắt giảm chi phí, một phần do các nhà thiết kế không thấy tầm quan trọng của thiết bị để đưa vào trong thiết kế của mình, đó là một sai lầm.
– Khi thiết kế, thi công: đối với các thiết bị điện hay lộ điện cần sử dụng thiết bị chống dòng rò 15mA hoặc 30mA. Còn nguồn tổng nên dùng thiết bị có dòng rò cao hơn 150mA hoặc 300mA để bảo vệ an toàn cho người và chống cháy nổ.
7. Bảo vệ dây chảy cầu trì
Dây chảy của cầu chì bảo vệ phải phù hợp với công suất sử dụng bảo đảm khi có chạm chập điện (nên nhớ rằng dây chảy không phải để bảo vệ người khỏi bị điện giật). Phải lắp đúng tiêu chuẩn quy định, thí dụ như trong mạch điện 1 pha (1 dây nóng và 1 dây nguội) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên dây nóng. Nếu cả 2 dây điện đều là dây nóng (2 dây pha) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên cả 2 dây.
Ở những nơi ẩm ướt, đặc biệt trong phòng tắm, không đặt ổ cắm điện, công tắc điện, không kéo dây điện qua nơi này. Đối với phòng tắm giặt, chỗ đặt công tắc điện an toàn hơn cả là ở mé ngoài cửa phòng, kề khung cửa phía không có bản lề.Nếu các cầu dao điện, công tắc, ổ cắm điện bị hư hỏng phải thay thế ngay, vì nếu không, mọi người rất dễ chạm phải các phần dẫn điện.
Cần phải giải thích và giáo dục trẻ em hiểu và không được đưa các dây kim loại, đinh sắt hoặc đút ngón tay vào ổ cắm điện.Không bao giờ đóng, cắt cầu dao, công tắc… khi tay còn ướt vì nước ở bàn tay có thể chảy vào những bộ phận có điện trong cầu dao, công tắc và sẽ truyền điện ra làm người bị điện giật.
Tuyệt đối không được dùng ngón tay để thử xem có điện hay không mà phải dùng bút thử điện hạ thế hoặc để bóng đèn để xác định.Chỉ được phép sử dụng các thiết bị điện và khí cụ điện đã được nối đất, nối không bảo vệ an toàn.
Cầu chì nên bảo vệ cho các thiết bị có công suất nhỏ mà aptomat không bảo vệ được và có dòng khởi động cao như động cơ điện
8. Nối đất bảo vệ
Chúng tôi xin giới thiệu cách nối đất để bảo vệ đường dây như sau:
– Nối đất bảo vệ là dùng dây dẫn điện nối vỏ kim loại của thiết bị điện lúc bình thường không có điện với vật nối đất bằng sắt, thép chôn dưới đất.
– Nối đất bảo vệ được áp dụng trong mạng 3 pha có trung tính cách lý, có tác dụng làm cho dòng điện khi chạm vỏ – do lớp cách điện bị hỏng (chập mạch 1 pha), sẽ truyền xuống đất nhờ dây dẫn nối liền vỏ thiết bị với vật nối đất. Khi chạm vào vỏ thiết bị như vậy, thân người sẽ coi như mắc song song với vật nối đất có điện trở rất nhỏ do đó sẽ làm giảm trị số dòng điện đi qua người nên không còn gây nguy hiểm.
9. Nối không bảo vệ
– Nối không bảo vệ là dùng dây dẫn điện nối vỏ kim loại của thiết bị điện lúc bình thường không có điện với dây trung tính đã nối đất của lưới điện.
– Nối không bảo vệ áp dụng trong mạng 3 pha 4 dây, khi có dòng điện chạm vỏ thiết bị, sẽ tạo ra dòng điện ngắn mạch 1 pha làm đứt cầu chì hay làm cho công tắc tự động ngắt điện ở đoạn mạch của mạng điện hay thiết bị hư hỏng với thời gian ngắn mạch nhỏ nhất. Để đảm bảo sự bảo vệ được liên tục ngay cả trong trường hợp dây trung tính bị đứt, cần thực hiện nối đất nhiều lần (lập lại) và nhất thiết phải nối đất ở cuối lưới điện.
Và trên hết chúng ta cần trang bị cho căn nhà mình những thiết bị điện giá sỉ an toàn với chiết khấu cao các bạn có thể tìm hiểu thêm taị đây.
Trên đây là một số tư vấn của chúng tôi về cách lắp đặt hệ thống thiết bị điện trong nhà. Hãy bảo vệ ngôi nhà và công trình của bạn tránh khỏi nguy cơ hỏa hoạn do chập cháy điện nhé!