bể cá cảnh cá cảnh biển đặc biệt đẹp – Một số loài cá cảnh có thể phá cây, dẫu vậy hầu như tất cả chúng đều yêu thích hồ thủy sinh.
Cây thủy sinh cung cấp cho cá nơi ẩn náu, thức ăn, lãnh thổ và cũng cải thiện môi trường hồ tốt lên nhiều, xét về khía cạnh chất lượng nước và thẩm mỹ. Nhiều loài cá cũng có ích đối với cây nhờ làm sạch vụn đáy và ăn tảo trên lá. Việc lựa chọn cá và cây thích hợp sẽ mang lại lợi ích tương hỗ nhờ đó tạo ra quang cảnh thủy sinh sống động và thú vị.
|
Cá ăn tảo
Bề mặt của lá cây thủy sinh là môi trường lý tưởng để tảo phát triển và nếu tảo không được làm sạch khỏi những cây lá lớn và tăng trưởng chậm, nó có thể cản trở quá trình quang hợp. Làm sạch tảo bằng tay khá khó khăn và thường khiến lá bị tổn thương, vì vậy bạn cần tìm ra cách khác để giải quyết việc này. Hầu hết các loại tảo đều chứa nhiều chất đạm và giàu dinh dưỡng, cho nên chúng là nguồn thức ăn lý tưởng đối với cá. Không phải mọi loài cá đều tiêu thụ tảo với số lượng lớn, nhưng qua nhiều năm trời, một số loài nhất định đã thích nghi và phát triển thành loài ăn tảo xuất sắc. Hầu hết những loài cá này đều thuộc nhóm cá tỳ bà, mặc dù một số cá chuột và cá đẻ con cũng là những loài ăn tảo xuất sắc.Trong hồ thủy sinh, lưu ý chỉ sử dụng những loài cá ăn tảo kích thước nhỏ, một số loài cá ăn tảo phát triển rất to và rồi chúng có thể phá cây nhiều hơn là diệt tảo. Những loài tỳ bà nhỏ, chẳng hạn như Otocinclus và Peckoltia là những loài cá ăn tảo xuất sắc mà chúng có thể nuôi thành bầy nhỏ trong hồ thủy sinh. Chúng liên tục ăn tảo trên cây mà không làm tổn hại đến lá và cũng không phát triển quá to. Các loài cá chuột, chẳng hạn như mập đuôi đỏ (Epalzeorhynchus bicolor) hay cá nút (E. frenatum) chỉ lớn khoảng 15 cm, nhưng thường là những thực khách nhiệt thành. Chúng là những loài lý tưởng đối với hồ trồng cây lá lớn và cứng, chẳng hạn như một số loài Echinodorus. Cá chuồn sông (Crossocheilus siamensis) và cá chuột may (Gyrinocheilus aymonieri) ăn tảo cực mạnh; một số cá chuồn sông thậm chí ăn cả tảo chùm đen, loại mà nhiều loài cá ăn tảo khác từ chối. Cá bảy màu và molly cũng là những loài ăn tảo giỏi và cá molly thậm chí còn ăn cả ốc.
Những loài cá ăn tảo hữu ích đối với hồ thủy sinh
-Crossocheilus siamensis (Cá chuồn sông, hắc bạc – Siamese flying fox) -Epalzeorhynchus bicolor (Cá mập đuôi đỏ, hắc xá – red-tail black shark) -Epalzeorhynchus frenatum (Cá nút, cá mập ruby – ruby shark) -Farlowella acus (Cá tỳ bà que – twig catfish) -Gastromyzon borneensis (Cá bám đá borneo – hillstream loach) -Gyrinocheilus aymonieri (Cá chuột may – sucking loach) -Otocinclus affinis (Cá chuột oto – dwaft otocinclus – tên mới Macrotocinclus affinis) -Peckoltia pulcher (Cá tỳ bà lùn – dwaft pleco – tên mới Dekeyseria pulchra) -Poecilia reticulata (Cá bảy màu) -Poecilia sphenops (Cá molly) -Poecilia velifera (Cá molly vây buồm) -Rineloricaria hasemania (Cá tỳ bà roi – whiptail catfish)
Mặc dù loài cá mập đuôi đỏ (Epalzeorhynchus bicolor) có thể phát triển rất to, chúng rất hữu ích đối với hồ thủy sinh. Loài cá hấp dẫn, linh động và có màu sắc nổi bật này dành phần lớn thời gian để ăn tảo trên các tảng đá và lá cây. Loài cá molly vây cánh buồm (Poecilia velifera) xinh đẹp dùng tảo như là một phần thực đơn của chúng và cũng ăn cả một số ốc sên nhỏ. Loài cá dạn dĩ này thường phô bày bộ vây của mình trong hồ thủy sinh.
Cá vệ sinh
Nhiều loài cây có lá nhỏ, mảnh ở mặt tiền hồ thường bị dính cặn trên lá. Ngoài tự nhiên, cặn bã sẽ được dòng nước và cá vệ sinh dọn sạch. Cá vệ sinh nhỏ có thể được thả vào hồ thủy sinh với mục đích tương tự. Làm sạch cặn bã sẽ giúp cây nhận được nhiều ánh sáng hơn và hành vi sục sạo cũng khiến cặn bã được đẩy đến gần bộ lọc nơi nó bị ngăn lại và loại khỏi hồ. Chuột cory là những loài cá vệ sinh lý tưởng và có thể được nuôi thành nhóm nhỏ trong hồ thủy sinh. Mặc dù cá vệ sinh kiếm được nhiều thức ăn dưới đáy, bạn cũng nên cho chúng ăn thêm thức ăn viên và tấm để đảm bảo chúng nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng.
Một số loài cá chuột, chẳng hạn như chuột culi (Pangio kuhlii) hay bống cát (Acantopsis choirorhynchos) là những loài cá vệ sinh xuất sắc mà chúng thường tự vùi thân và di chuyển bên dưới lớp nền trên cùng. Điều này khiến lớp nền trên cùng thường xuyên được xáo trộn, từ đó ngăn cản sự tăng trưởng của tảo và loại bỏ cặn lắng. Những loài cá như vậy dành phần lớn thời gian ẩn mình bên dưới nền, lũa và đá hay giữa các cây thủy sinh lá nhỏ.
Mặc dù bạn không thấy chúng thường xuyên nhưng chúng đang đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hồ thủy sinh.
Cá mập đen |
Cá Molly |
Những loài cá vệ sinh hữu ích đối với hồ thủy sinh
-Acantopsis choirorhynchos (Cá bống cát, chìa vôi – horse-face loach) -Botia lohachata (Chuột yo-yo – Pakistani loach) -Botia macracantha (Cá heo hề, chuột hề – clown loach – tên mới Chromobotia macracanthus) -Botia striata (Chuột ngựa vằn – banded loach) – Corydoras spp. (Chuột cory) -Pangio kuhlii (Chuột culi, chạch rắn – kuhli loach)
Cá tầng mặt
Thực vật nổi vừa hữu ích vừa đem lại vẻ đẹp cho hồ thủy sinh. Các loài cá hoạt động ở tầng mặt như cá sặc, cá bảy màu và cá rìu rất chuộng nơi ẩn náu tạo ra bởi thực vật nổi và rễ của chúng. Nhiều loài thuộc họ cá tai tượng (bao gồm cả cá sặc) làm tổ bọt ngay chỗ có thực vật nổi để đẻ trứng. Điều này hiếm khi xảy ra trong môi trường hồ cảnh đông đúc, nhưng nếu điều kiện phù hợp và mật độ cá thấp, một hồ thủy sinh trong lành với nhiều thực vật nổi là môi trường lý tưởng để các loài thuộc họ cá tai tượng sinh sản.
Những loài cá tầng mặt dành cho hồ thủy sinh
-Betta splendens (cá lia thia mang đỏ, cá thia thia) – Carnegiella strigata (cá rìu vạch, rìu hổ – marble hatchetfish) – Colisa lalia (sặc gấm – dwaft gourami) Colisa chuna (sặc mật – honey gourami – tên mới Trichogaster chuna) Kryptopterus bicirrhis (cá thủy tinh, cá trèn lá – glass catfish) Macropodus opercularis (cá cờ chấm, cá lia thia, cá săn sắt – paradise fish) Poecilia reticulata (cá bảy màu) Poecilia sphenops (cá molly) Poecilia velifera (cá molly vây buồm) Thoracocharax stellatus (cá rìu bạc – silver hatchetfish) Trichopsis vittatus (cá bã trầu, cá bãi trầu, cá bảy trầu – croaking gourami) Xiphophorus maculatus (cá kiếm, cá hồng kim)
Bầy cá rìu vạch dành toàn bộ thời gian của chúng để tìm kiếm thức ăn trên mặt nước. Loài cá này thích ẩn náu bên dưới các cây cao và thực vật nổi.
Cá bầy đàn tầng giữa
Những loài cá tetra và lòng tong nhỏ là bổ sung sống động và tuyệt vời đối với hồ thủy sinh. Chúng bơi theo bầy lẫn trong lá cây và vật dụng trang trí trong hồ, thường rượt đuổi lẫn nhau khiến tách thành từng nhóm nhỏ. Hầu hết các loài cá tetra thích hợp với nước hơi mềm và có tính a-xít, môi trường phù hợp với hầu hết cây thủy sinh và thường là trạng thái của hồ thủy sinh được cấp khí CO2. Bởi vì hầu hết cá tetra và lòng tong tương đối nhỏ, chúng có thể được nuôi theo bầy lớn mà không làm hại cây thủy sinh.
Chuột cory là loài nuôi theo bầy rất hữu ích bởi vì chúng xáo trộn nhẹ nhàng lớp nền trong khi liên tục tìm kiếm thức ăn. Dưới đây là loài chuột cory sọc Corydoras trilineatus.
Một số cá lòng tong và danio rất linh hoạt và yêu thích dòng chảy vừa phải với thật nhiều không gian trống trong hồ. Những loài này chuộng hồ có dòng chảy và cây to hơn và có lẽ không nên nuôi trong hồ thủy sinh có dòng nước chảy chậm, nghèo ô-xy, và cây cối rậm rạp.
Những loài cá bầy đàn cỡ nhỏ dành cho hồ thủy sinh
– Hemigrammus bleheri (tetra mõm đỏ – rummy-nose tetra) – Hemigrammus erythrozonus (tetra đèn – glowlight tetra) – Megalamphodus megalopterus (tetra cánh buồm đen – black phantom tetra – tên mới Hyphessobrycon megalopterus)– Nematobrycon palmeri (neon vua, neon hoàng đế – emperor tetra) Paracheirodon axelrodi (neon đỏ – cardinal tetra) – Puntius titteya (hồng đào – chery barb) – Rasbora heteromorpha (lòng tong tam giác – harlequin rasbora – tên mới Trigonostigma heteromorpha)
Những loài cá bầy đàn cỡ nhỏ ưa chuộng dòng chảy
-Danio sp. (cá xảm bay, danio) – Hasemania nana (tetra chanh – silver-tip tetra) – Tanichthys albonubes (kim tơ, bạch vân sơn điều ngư – white cloud mountain minnow)
Một bầy cá nhỏ, sặc sỡ như trông rất thú vị đối với bất kỳ loại hồ cá nào, nhưng một hồ thủy sinh trong lành sẽ cung cấp rất nhiều chỗ để chúng bơi ra bơi vào.
Cá lớn tầng giữa
Một số loài cá lớn có thể được nuôi trong hồ thủy sinh mà không làm hại cây và nhiều loài còn khiến hồ cá trông sinh động và nổi bật hơn. Loài thông dụng nhất thuộc loại này là cá ông tiên (Pterophyllum scalare) mà chúng di chuyển một cách duyên dáng giữa những cây cao như Vallisneria spp. Mặc dù khi trưởng thành hết cỡ, loài cá này đủ lớn để xơi những con cá nhỏ hơn, chẳng hạn như cá neon đỏ non (Paracheirodon axelrodi) hay lòng tong tam giác non (Rasbora heteromorpha), chúng vẫn thường được nuôi với những loài cá nhỏ hơn chúng rất nhiều.
Nhiều loài thuộc họ cá tai tượng có thể phát triển rất to, bao gồm những con cá sặc mà chúng có thể lớn đến 10-15 cm, mặc dù chúng còn trông có vẻ to hơn nhờ hình dáng tròn trĩnh. Một số loài cá lớn, chủ yếu là cichlid, chọn bề mặt nhẵn nhụi để đẻ trứng. Rồi chúng dành thời gian để chăm sóc trứng và bảo vệ cá con.
Quan sát quá trình này trong hồ cảnh là một trải nghiệm tuyệt vời đối với người nuôi cá. Lá thủy sinh lớn chẳng hạn như Echinodorus spp. là nơi lý tưởng để đẻ trứng. Cá ông tiên (Pterophyllum scalare) và cá đĩa (Symphysodon spp.) đặc biệt thích đẻ trứng trên những lá lớn.
Cá cichlid tí hon cũng thể hiện hành vi tương tự trong hồ thủy sinh, dù nhiều loài đẻ trứng trong hang hốc tự nhiên cũng như trên lá cây. Những loài cá này là bổ sung lý tưởng đối với hồ thủy sinh có một số khoảng trống gần nền đáy, và thể hiện nhiều hành vi và cá tính hơn so với các loài cá khác.
Những loài cá lớn phù hợp với hồ thủy sinh
-Ctenopoma maculatum (rô cẩm thạch – marble ctenopoma) -Mesonauta festivus (cichlid cờ – festive cichlid) -Pterophyllum scalare (cá ông tiên) -Symphysodon discus (cá đĩa) -Trichogaster leeri (cá sặc trân châu)-Trichogaster microlepis (cá sặc điệp) -Trichogaster trichopterus (sặc bướm, cẩm thạch, cẩm thạch vàng)
Những loài cá nhỏ sặc sỡ
-Apistogramma agassizi (cichlid agassiz lùn – Agassiz dwaft cichlid) -Apistogramma borellii (cichlid vàng lùn – yellow dwaft cichlid) -Apistogramma cacatuoides (cichlid vẹt lùn – cockatoo dwaft cichlid) Apteronotus albifrons (cá lông gà – white-tip ghost knifish) -Mikrogeophagus raminezi (cá phượng hoàng) – Pelvicachromis pulcher (cichlid cầu vồng – kribensis)
Nuôi chung cá sặc chẳng hạn như những con trân châu, cẩm thạch và cẩm thạch vàng này để phòng tránh sự hung dữ của từng cá thể. Những loài cá lớn này rất duyên dáng và bơi lội khoan thai nên không làm hại cây.
Có rất ít loài cichlid phù hợp với hồ thủy sinh, nhưng loài cichlid vẹt lùn này (Apistogramma cacatuoides) không quá lớn và sẽ dựa vào cây thủy sinh để thiết lập một vùng lãnh thổ nhỏ, và thậm chí còn sinh sản.
Cá lớn và cá ăn cây
Có nhiều loài cá không thể nuôi trong hồ thủy sinh. Một số cá characin cỡ lớn là những loài ăn thực vật và tiêu thụ cây cực nhanh; các loài cichlid hung dữ cũng phá cây mặc dù điều này là hậu quả của hành vi bảo vệ lãnh thổ chứ không phải là chúng ăn cây; và những loài cá lớn như cá he đỏ và cá đong mỏ-lết (spanner barb) sẽ phá cây vì lối bơi lội càn quấy của chúng.
Tuy nhiên, một số cây đủ mạnh mẽ và được dùng để bổ sung thêm ít cây cối cho hồ nuôi những loài cá này.Dương xỉ Java (Microsorium pteropus) là loài cây mạnh mẽ với lá có nhựa độc để chống bị cá ăn, dẫu vậy đa số cá ban đầu vẫn cố thử nhấm nháp một chút. Mặc dù khó ăn, một số loài cichlid lớn vẫn có thể cắn nát dương xỉ Java nhưng những loài cá ăn thực vật có thể nuôi chung với dương xỉ Java một cách an toàn.
Hầu hết các loài Anubias có lá dày như da thuộc khiến chúng đủ mạnh để chịu đựng được đôi chút càn quấy từ cá lớn. Điều này cũng đúng với các loài cây bán cạn, mà chúng thường có lá dày với bề mặt trơn láng để không bị khô khi vươn lên khỏi mặt nước.
Saved as a favorite, I really like your blog!
I am reading your posts and an excellent way to promote your content came to my mind.
Search in google for: Willard’s Tips – SM Traffic