Pomina (13,5%), Vinakyoei (8%) đạt mức tiêu thụ tốt thì đa số các DN khác vẫn hết sức “đì đẹt”. Mấy năm trước đây, sản phẩm tôn mạ của các DN Việt Nam đã khởi sắc rõ nét trong điều kiện thị trường tiêu thụ ảm đạm, thì nay đã chính thức bị hàng Trung Quốc chèn ép trên sân nhà.
Số liệu thống kê của Bộ Công thương cho thấy, 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã nhập khẩu gần 500.000 tấn tôn mạ, trong khi cả năm 2014 là 700.000 tấn.
Ông Nguyễn Đức Hiệp, Tổng giám đốc VNSteel Thăng Long cho biết: “6 tháng, cả nước tiêu thụ 1,5 triệu tấn tôn mạ thì nhập khẩu từ Trung Quốc gần 500.000 tấn, tăng 30% so với cùng kỳ.”
Lý do nhập khẩu tôn mạ tăng đột biến theo giải thích của ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) là do, “giá bán tôn Trung Quốc rẻ, dù nước sơn kém và độ dày không đạt chuẩn, người bán đã hô biến tôn có độ dày 0,36 mm thành 0,42 mm để lừa người tiêu dùng…”.
Ông Sưa cũng cho biết thêm, DN tôn mạ đã có những kiến nghị đến VSA và nếu có đủ bằng chứng, Hiệp hội sẽ kiến nghị lên Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) để có biện pháp bảo vệ hàng trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam chưa ban hành “Quy chuẩn quốc gia cho sản phẩm tôn trong nước” nên không thể “một sớm một chiều” lập hàng rào kỹ thuật bảo hộ sản phẩm tôn nội.
Trong khi tôn mạ trong nước bị chèn ép bởi hàng giá rẻ từ Trung Quốc thì trên lĩnh vực xuất khẩu, mặt hàng này cũng gặp khó khăn khi nước ngoài đã “lập rào chắn” bảo vệ hàng nội địa. Chẳng hạn, Tôn Hoa Sen đã đối mặt với vụ kiện tại Úc, bị áp dụng phòng vệ thương mại ở thị trường Indonesia và mới đây bị Malaysia áp dụng thuế chống bán phá giá.
Ông Đỗ Duy Thái – Chủ tịch HĐQT Thép Pomina cho rằng: “Việc kiện cáo của nước ngoài là để bảo hộ sản phẩm trong nước, chứ DN Việt Nam không vi phạm điều gì. Việc kiện này cũng giống như kiện chống bán phá giá với cá tra, cá ba sa… Vấn đề ở chỗ DN sẽ bị thiệt hại khi kiện tụng kéo dài”.